Chuyển đến Nội dung

Các Nghiên Cứu Mới Chỉ Ra Rằng Bông Mỹ Giúp Vải Đẹp Hơn

Vẻ đẹp thẩm mỹ của vải và sản phẩm dệt may được tạo nên từ các nét đặc trưng mang tính cảm thụ. Các nét đặc trưng gồm có cảm giác tay, độ bóng bẩy và kết cấu. Các nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng bông Mỹ giúp vải mềm mượt hơn, bóng hơn, và có cấu trúc tốt hơn.

Tất cả những đặc tính này có liên quan mật thiết đến độ xù lông của vải, có nguồn gốc từ độ xù lông và độ đồng đều của sợi. Các nghiên cứu so sánh sợi và vải làm từ bông Mỹ và bông từ các vùng khác chỉ ra rằng khi tỷ lệ bông Mỹ được sử dụng tăng, độ xù lông của sợi và vải giảm xuống, đồng thời độ đồng đều cũng tốt hơn.

Những nghiên cứu này được tiến hành bởi các nhà tư vấn độc lập tại Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ, và họ dùng phương pháp định tính cũng như định lượng để chỉ ra rằng khi tỷ lệ bông Mỹ tăng lên, độ phản xạ của vải làm từ sợi giàu bông Mỹ cho kết quả khả quan hơn.

Biểu đồ bên dưới so sánh sợi làm từ bông Mỹ và bông Brazil với các tỷ lệ phối trộn khác nhau. Tất cả các loại bông này đều được thu hoạch cơ giới và cán bằng máy răng cưa. Các giá trị về độ đồng đều (CVm %) giảm từ 17,1 xuống 16,7 xuống 16,3 (tỷ lệ cải thiện đạt 2,34% và 2,4%) và độ xù lông giảm từ 6,2 xuống 5,87 xuống 5,1 (tỷ lệ cải thiện đạt 5,32% và 13,12%) khi tỷ lệ bông Mỹ sử dụng tăng tương ứng từ 36,4% lên 47,73% và 59,09%:

Trong cùng nghiên cứu, hai biểu đồ bên dưới thể hiện sự cải thiện về độ đồng đều, độ xù lông và tỷ lệ Khuyết tật (IPI) khi tỷ lệ bông Mỹ được sử dụng tăng thêm, đồng thời sự cải thiện về độ xù lông tại bobbin và cone sợi cũng xảy ra. Cone sợi là sản phẩm cuối cùng của quá trình kéo sợi, sẽ được sử dụng trong các quá trình sản xuất tiếp theo. Độ xù lông ở đây giảm mạnh đồng nghĩa với việc chất lượng sợi sẽ tăng.

Thí nghiệm tương tự cũng được áp dụng với một phối trộn bông khác khi bông Mỹ được trộn với bông Thổ Nhĩ Kỳ. Không giống như bông Mỹ, bông Thổ Nhĩ Kỳ được thu hoạch thủ công và cán bằng máy răng cưa. Hai loại sợi được sản xuất trong thí nghiệm này – sợi dùng cho vải dệt thoi và dệt kim. Tỷ lệ bông Mỹ tăng nhẹ từ 18,2% lên 29,5% và 40,9%.

Biểu đồ ở trên chỉ ra rằng độ đồng đều của sợi dùng cho dệt thoi tốt hơn một ít so với sợi dùng cho dệt kim. Tuy nhiên, độ xù lông của sợi dùng cho dệt kim cải thiện đáng kể khi tỷ lệ bông Mỹ tăng. Độ xù lông trên sợi dùng cho dệt kim giảm từ 7,65 xuống 7,5 (cải thiện 1,96%) khi tỷ lệ bông Mỹ tăng từ 18,2% lên 29,5% và xù lông giảm từ 7,5 xuống 6,8 (cải thiện 9,3% khi tỷ lệ bông Mỹ tăng từ 29,5% lên 40,9%). Đồ thị bên dưới sẽ thể hiện những chỉ số thống kê này.

Một nghiên cứu khác so sánh hiệu quả khi trộn bông Mỹ với bông Ấn Độ. Nghiên cứu này được thực hiện tại Ấn Độ. Không giống như bông Mỹ, bông Ấn Độ được thu hoạch thủ công, và cán trong máy trục. Tỷ lệ bông Mỹ được sử dụng tăng từ 18% lên 34% và 51%. Độ xù lông của sợi không thay đổi khi tỷ lệ bông Mỹ tăng từ 18% lên 34%, tuy nhiên chỉ số này cải thiện 5,3% khi tỷ lệ bông Mỹ tăng từ 34% lên 51%. Giá trị Hs đạt 7,5 với tỷ lệ 18% và không đổi ở mức 7,5 tại tỷ lệ 34% và giảm xuống 7,1 ở tỷ lệ 51%

Một nghiên cứu nữa được thực hiện tại Ấn Độ để tìm hiểu về quy trình nhuộm và sự đồng màu của vải dệt kim làm từ 100% bông Mỹ và 100% bông Ấn Độ. Biểu đồ thể hiện các đặc tính sợi bên dưới chỉ ra rằng bông Mỹ có độ xù lông (7,14) thấp hơn so với bông Ấn Độ (7,24) – tỷ lệ xù lông ít hơn 1,38%.

Độ xù lông thấp trên sợi giàu bông Mỹ giúp vải ít xù lông hơn và giảm xu hướng vón hạt. Độ xù lông bề mặt giảm cũng làm tăng khả năng phản chiếu trên vải thô và vải nhuộm, đồng thời làm tăng độ nét của màu khi được kiểm tra trong hộp sáng và với máy đo quang phổ.

Những kết luận này chỉ ra mối quan hệ giữa độ xù lông và các đặc tính cảm quan của vải và cũng chỉ ra rằng vải làm từ sợi giàu bông Mỹ sẽ mượt hơn và bóng bẩy hơn do ít bị xù lông, có khả năng phản chiếu tốt hơn và độ nét của màu cao hơn.