Chuyển đến Nội dung

Nhựa Vi Mô và Môi Trường

Xơ Nguyên Liệu Phân Hủy Trong Bao Lâu?

Các báo cáo truyền thông về rác thải nhựa trên các vùng biển và đại dương đang nở rộ. Các nhóm bảo về động vật hoang dã đã giống lên tiếng chuông cảnh báo về một lượng lớn rác thải nhựa trên các đại dương. Các tìm kiếm trên internet cho thấy nhiều hình ảnh của các loài cá bị kẹt trong bao bì nhựa và nhiều cá thể cá voi và động vật có vú biển khác thiệt mạng vì ăn phải rác thải nhựa. 

Theo nhóm nghiên cứu của Geyer, trong tổng lượng polymer được sản xuất, xơ nhân tạo và chất phụ gia từ năm 1950 đến 2015, khoảng 60% (gần 5 tỷ tấn) bị vứt đi. Trong số đó, 600 triệu tấn là xơ. Và những rác nhựa dự kiến này được sẽ được chôn; tuy nhiên, một số rác thải nhựa đã rò rỉ ra môi trường tự nhiên nơi chúng có thể gây hại nặng nề hơn. Nhóm tác giả Eriksen, ước lượng có hơn 5,25 nghìn tỷ hạt rác nhựa nặng khoảng 270.000 tấn đang trôi nổi trên các đại dương. Hạt nhựa vi mô được định nghĩa là hạt nhựa có chiều dài ngắn hơn 5 millimet. Gần đây, thế giới đang tập trung nhiều hơn vào khía cạnh vô hình của rác thải nhựa vì rác thải nhựa vi mô có thể gây ra những tác hại to lớn đến hệ sinh thái và sức khỏe khi len lỏi vào mạng lưới thức ăn và được phát tán ra khắp nơi trên thế giới. Thêm vào đó, các hạt nhựa có khả năng thu hút và hấp thu các chất bẩn mà sau đó sẽ được cá ăn vào, gây ra hiện tượng tập kết sinh học của các chất độc.

Những nghiên cứu gần đây của PLOS One chỉ ra rằng 81% mẫu nước, 100% mẫu từ 12 hãng bia của Mỹ và 100% mẫu muối biển có chứa chất thải nhựa vi mô. Nguồn rác nhựa vi mô vẫn còn là câu hỏi lớn. Một nguồn nhựa vi mô lớn, hàng năm ước khoảng 85 triệu tấn đến từ sản xuất xơ polyester, và phần lớn được sử dụng trong ngành may mặc và trang trí nội thất.

Khi vải được giặt, các xơ nhựa vi mô được tạo ra và thải vào hệ thống xử lý nước thải. Nước thải đi qua các nhà máy xử lý nước thải ở đô thị nơi mà một số xơ bông được lọc và giữ dưới dạng bùn. Lượng còn lại sẽ đi trực tiếp vào hệ thống nước. Bùn thường được làm khô và sử dụng trong trồng trọt tại những cánh đồng nơi mà chúng có thể tìm được đường đến các đại dương.

Hàng may mặc làm từ bông có thể được xem là nguồn tạo ra xơ vi mô gốc thực vật khi được giặt. Nhiều ý kiến cho rằng bông và các xơ tự nhiên khác, như len, sẽ phân hủy một cách tự nhiên khi được thải vào môi trường. Vậy tỷ lệ và thời gian phân hủy là bao nhiêu? Nếu so sánh với xơ nhân tạo thì như thế nào? Các nhà nghiên cứu thuộc ngành Tài Nguyên Tự Nhiên của Trường Đại Học Bang North Carolina đang tìm hiểu thêm về những gì sẽ xảy ra với các hạt bông, polyester, rayon và poly/cotton nhỏ. Trong những nghiên cứu giặt gia tốc và phân hủy nguyên liệu, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng xơ bông cũng tạo thành xơ vi mô, nhưng khác với xơ vi mô nhựa, xơ bông vi mô phân hủy trong môi trường nước biển, nước ngọt và nhà máy xử lý nước thải đô thị rất nhanh. Kết quả nghiên cứu cho thấy xơ bông thân thiện nhất đối với môi trường khi so sánh với các xơ có nguồn gốc nhân tạo khác.

Là một tác nhân quan trọng của vấn đề về xơ vi mô, các nhà sản xuất dệt may cần phải cân nhắc các vấn đề môi trường khi đưa ra các quyết định kinh doanh. COTTON USATM có thể giúp bạn. Bông là một xơ tự nhiên bền chắc với nhiều khả năng vận dụng tiên tiến, như là vải nỉ bằng bông. Bông Mỹ được trồng với những tiêu chuẩn về bền vững cao nhất và cũng phân hủy trong môi trường tự nhiên nhanh chóng. Từ thời điểm bắt đầu vòng đời cho đến khi kết thúc, bông là một lựa chọn tốt hơn cho môi trường và cho doanh nghiệp của bạn.



Nghiên cứu này được phát triển từ bài thuyết trình của Jesse Daystar vào tháng 11 năm 2018 tại Outdoor Retailers Winter Market ở Denver, CO. Dữ liệu trong báo cáo này đã được trích dẫn bởi Daystar. Daystar là Chuyên Viên về Doanh Nghiệp Bền Vững của Cotton Incorporated.

Các Trích Dẫn 

i. Geyer, R.; Jambeck, J. R.; Law, K. L. Production, Uses, and Fate of All Plastics Ever Made. Sci. Adv. 2017, 3 (7), 5.

ii. Eriksen, M. et al. Plastic Pollution in the World’s Oceans: More than 5 Trillion Plastic Pieces Weighing over 250,000 Tons Afloat at Sea. PLoS One 9, 1–15 (2014).

iii. Kosuth, M., Mason, S., & Wattenberg, E. (2018). Anthropogenic contamination of tap water, beer, and sea salt. PLOS One.