Trong tình hình hiện nay, nhà thiết kế không chỉ có cơ hội để tạo ra sản phẩm đẹp, họ còn có nghĩa vụ sử dụng vị thế của mình để tạo ra các loại xơ, vải, hệ thống thiết kế và sản phẩm sáng tạo để bảo vệ hành tinh của chúng ta.
Trong tất cả những ý tưởng trong ngành thời trang mà chúng ta đã nghe, ý tưởng này làm tôi chú ý nhiều nhất: Dù lòng tin hay thói quen của người tiêu dùng ra sao, không một người tiêu dùng riêng lẻ nào có thể thay đổi ngành dệt may có giá trị 1,34 ngàn tỷ USD; họ chỉ mua được những gì bày bán trên thị trường. Do đó, vấn đề mà ngành dệt may cần tự hỏi là: Chúng ta khuyến khích người tiêu dùng cân nhắc về hệ sinh thái khi đưa ra các quyết định đúng đắn như thế nào?
Tôi tin rằng câu trả lời cho vấn đề này nằm trong thói quen sử dụng thiết kế tuần hoàn. Một thuật ngữ đang được sử dụng thường xuyên hơn, tuần hoàn có thể được hiểu là những cam kết trên cả vòng đời sản phẩm. Theo circularfashion.com.
“Tuần hoàn là ý tưởng về sản phẩm được thiết kế với vòng đời dài hơn, sử dụng hiệu quả nguồn lực, không nhiễm độc, có thể phân hủy được, có thể tái chế được và có cân nhắc về đạo đức. Chúng phải được mua và sản xuất với ưu tiên dùng các nguồn địa phương, không độc hại, tái tạo được, phân hủy được, và tái chế được, và bằng phương pháp hiệu quả, an toàn và đạo đức. Hơn thế nữa, sản phẩm phải được sử dụng càng lâu càng tốt, bằng cách bảo quản, sửa chữa tốt, tân trang và chia sẻ giữa nhiều người sử dụng qua thời gian (qua việc cho thuê, hàng cũ, trao đổi, etc). Sau đó, sản phẩm nên được tái thiết kế để mang đến cho nguyên liệu vòng đời mới. Cuối cùng, nguyên liệu và các bộ phận nên được tái chế và tái sử dụng để sản xuất các sản phẩm mới. Nếu nguyên liệu và bộ phận không thích hợp để tái chế, nguyên liệu sinh học nên được cho phân hủy để trở thành chất dinh dưỡng cho cây cối và các sinh vật sống khác trong hệ sinh thái. Nhìn chung, vòng đời của sản phẩm không nên gây hại cho môi trường và tình hình kinh tế xã hội, thay vào đó sẽ đóng góp vào sự phát triển tích cực và khỏe mạnh của con người, hệ sinh thái và xã hội nói chung. ”1
Bông Mỹ là ưu tiên hàng đầu cho lựa chọn về xơ nguyên liệu tuần hoàn thân thiện vì nhiều lý do: cách thức trồng trọt sạch, cường lực xơ cao, hiệu suất kéo sợi ổn định, độ bền của nguyên liệu cao, thị hiếu cao trên thị trường, nhiều lợi ích về tính năng tự nhiên, dòng đời sản phẩm dài, và khả năng phân hủy. Vải và hàng may mặc giàu bông thường dễ tái chế, tái sử dụng, hoặc phân hủy trong tự nhiên, vào trong đất, hoàn toàn phù hợp với tầm nhìn của ý tưởng tuần hoàn về một dòng đời sản phẩm giúp giảm ảnh hưởng đến môi trường và kinh tế xã hội. Tận dụng lợi thế vốn có của bông để áp dụng vào việc thiết kế sản phẩm và áp dụng các kỹ thuật sản xuất sáng tạo sẽ cung cấp cho ngành một chân trời mới thú vị và các lựa chọn tuần hoàn phù hợp với thị trường.
Dưới đây là những ý tưởng và sáng kiến về tuần hoàn mà tôi đánh giá cao:
Thay Đổi Toàn Bộ
Khi chúng ta nghĩ về sự thay đổi của ngành thời trang, chúng ta không thể bỏ qua những suy nghĩ tổng thể. Một tổ chức đã bắt đầu thay đổi tổng thể và phá vỡ hiện trạng là Tổ Chức Ellen MacArthur. Với quyết tâm thay đổi mạnh mẽ, họ kết nối doanh nghiệp, chính phủ, và trường để xây dựng một bộ khung để phát triển nền kinh tế tập trung vào tái sử dụng và tái sinh qua thiết kế. Qua sáng kiến “Make Fashion Circular”, họ đã gắn kết với các nhãn hàng đầu như Burberry, Gap Inc., H&M, PVH, và Stella McCartney để hướng ngành thời trang theo mô hình kinh doanh và phương thức thiết kế tuần hoàn.
Một chương trình gây ấn tượng cho tôi là Jeans Redesign, giúp phát triển và triển khai những tiêu chuẩn mới cho việc sản xuất denim bằng cách phân tích toàn bộ công đoạn của quá trình thiết kế. Từ kết nối các tổ chức hàng đầu về giáo dục, nhãn hàng, nhà bán lẻ, nhà sản xuất, người sưu tầm, phân loại và NGOs, họ đảm bảo rằng việc sử dụng hướng dẫn của họ sẽ trở nên rộng rãi và đủ lớn để thúc đẩy thay đổi. Vào năm 2021, mười sáu nhãn hàng và nhà bán lẻ dẫn đầu sẽ sử dụng những tiêu chuẩn này khi sản xuất đồ jeans.
Lãnh Đạo Huyền Thoại
Giống như Ellen MacArthur Foundation, các nhãn hàng như Stella McCartney đã tiên phong trong lĩnh vực tuần hoàn, yêu cầu sự thay đổi tích cực trong ngành thời trang. Trong toàn công ty, Stella McCartney nhắm đến việc loại bỏ chất thải và ô nhiễm ra khỏi sản phẩm, giữ cho nguyên liệu và sản phẩm được sử dụng lâu hơn, và có thể được tái tạo trong hệ thống tự nhiên.
Bên cạnh quan hệ hợp tác với Tổ Chức Ellen MacArthur, họ cũng liên kết với nhiều sáng kiến và tổ chức khác trong quá trình thúc đẩy ngành thời trang phát triển qua khỏi mô hình chế tạo-sử dụng-loại bỏ. Đây là bản tóm tắt về những đối tác mà họ đang hợp tác:
The Cradle to Cradle Products Innovation Institute
Qua chương trình Fashion Positive, tổ chức này đặt mục tiêu đẩy nhanh mô hình thiết kế tuần hoàn bằng việc phát triển các nguyên liệu tập trung có xu hướng bền vững được đo lường bằng các chỉ tiêu như tỷ lệ tái sử dụng, năng lượng tái tạo, quản lý carbon, sử dụng nước và công bằng xã hội.
Nền tảng số này mang đến làn gió mới cho các hàng hóa sang trọng khi tạo ra một thị trường giao dịch lớn cho các sản phẩm đã qua sử dụng. Sự hợp tác này là bước đầu tiên của Stella McCartney trong việc đảm bảo sản phẩm của họ không trở thành rác thải. Bằng việc thiết kế sản phẩm có dòng đời dài lâu, họ đã thay đổi phương thức quần áo được sản xuất, bán, chia sẻ và tái sử dụng.
Chương trình này, được phát triển bởi H&M và Ginetex, tổ chức quốc tế về nhãn sản phẩm dệt may, có mục tiêu giúp người tiêu dùng hiểu những ký hiệu trên nhãn sản phẩm dệt may – và thử thách các giả định về cách mà quần áo nên được giặt, sấy khô, ủi, và giặt khô. Mục đích cuối cùng là để giúp người tiêu dùng tiết kiệm thời gian, tiền bạc, năng lượng, và giảm tác động đến môi trường.
Access to Excess
Sự thay đổi cấp tiến sẽ mất thời gian, do đó việc xác định các bước trung gian để thực hiện là rất quan trọng. Gần đây, tôi được giới thiệu về nhãn Bode, một nhà thiết kế độc lập, vừa thực hiện việc này. Bộ sưu tập mở màn của Emily Bode được tạo thành hầu hết từ chất liệu cổ điển, giúp giải quyết vấn đề: điều gì sẽ xảy ra với vải thừa đã được sản xuất? Tại sao chúng ta cho rằng “vải thừa” là không có giá trị? Bắt đầu từ nơi mà ngành dệt may, trong quá khứ, đã vứt bỏ nguyên liệu thừa (ở bãi rác), Emily đã kéo dài dòng đời của sản phẩm và dùng nó để tạo ra các sản phẩm may mặc đẹp và tinh tế. (Để xem cuộc trò chuyện giữa Emily và Eileen Fisher, một nhà tiên phong khác trong ngành, vui lòng bấm vào đây.)
Reformation ở LA có ý tưởng tương tự. Gần 15% sản phẩm của họ sử dụng vải “tồn kho chết”, chiếm khoảng 6% tổng lượng nguyên liệu bị đổ ra bãi rác của Mỹ mỗi năm. Thêm nữa, một lượng hàng may mặc có tỷ lệ 2-5% được may từ quần áo tái chế. Đây là những bước tiến mà chúng ta cần phải thực hiện để làm giảm lượng rác thải đổ ra các bãi rác.
Bột Xơ Tái Chế: Evernu
Tôi sẽ chốt lại với một trong những cải tiến gần đây mà tôi rất ưa thích, công ty mang chúng ta lại gần hơn với tương lai tuần hoàn. Evernu là một công ty dệt may sáng tạo, có sản phẩm nổi bật là NuCycl, một loại xơ làm từ quần áo bỏ đi có thành phần bông. Giống như Stella McCartney và Emily Bode, Evernu tin rằng chúng ta có thể loại bỏ được việc thải rác ra bãi rác vào cuối vòng đời sản phẩm. Câu hỏi định hướng của họ theo sát với những gì tôi đã đưa ra ở phần đầu của bài viết này về việc giúp người tiêu dùng đưa ra những quyết định hợp lý. Họ hỏi, làm cách nào để chúng ta ngăn mọi người vứt bỏ hàng may mặc? Câu trả lời: chuyển những sản phẩm bỏ đi này thành xơ tái tạo có thể dùng để sản xuất quần áo mới.
Việc này có vẻ trừu tượng, biến quần áo cũ thành bột để bắt đầu mới, nhưng ý tưởng này đã bắt đầu được công nhận. Evernu kết hợp với Adidas bởi Stella McCartney để tạo ra dòng sản phẩm áo trùm đầu làm 100% từ nguyên liệu tái tạo. Sản phẩm Infinite Hoodie được làm từ 60% NuCycl™ và 40% vải bông hữu cơ vụn. Điểm đặc sắc của sản phẩm này là vải được làm với mục tiêu là nó sẽ được tái sử dụng nhiều lần. Khi áo trùm đầu này không dùng được nữa, nó có thể được tái tạo với quy trình NuCycl™ để được tái chế thành nguyên liệu, cuối cùng có thể tái sử dụng nguyên liệu đến 10 lần.
Tất cả những ví dụ này chỉ ra sự phát triển về bền vững, tuần hoàn, và ý tưởng mà James Carnes, Phó Chủ tịch về Chiến Lược Sáng tạo tại Adidas gọi là “một thế giới không rác thải”. Khi tôi nghĩ về điểm mấu chốt của cuộc hội thoại, tôi luôn quay về bước đầu tiên: nguồn gốc của xơ được sử dụng trong bất kỳ sản phẩm may mặc nào. Chất lượng của nguồn gốc xơ là tối quan trọng, và đó là lý do tại sao những hoạt động mà Hiệp hội Bông Mỹ cùng với nông dân Mỹ đang thực hiện để giúp thúc đẩy những sáng tạo mới về chất lượng và bền vững là rất hợp lý.
Khi chúng ta yêu cầu người tiêu dùng thực hiện những lựa chọn mới về tiêu dùng. Các câu hỏi như, nguyên liệu gì làm cho hệ thống hiện tại của chúng ta trở nên bền vững hơn? Một phần của giải pháp là khả năng tái tạo nguyên liệu, chuyển hướng xử lý rác thải, và giảm hoàn toàn rác thải ra môi trường, tất cả đều dựa vào lựa chọn nguyên liệu xơ của nhà thiết kế. Việc xử lý vải và sợi cũ sẽ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết nếu bạn bắt đầu với xơ có chất lượng tốt nhất và tinh khiết nhất ngay từ lúc ban đầu.