Chuyển đến Nội dung

Hơn cả Áo Sơ Mi và Denim: Cải Tiến Làm Biến Đổi Bông tại New York Fashion Week

Toàn Cầu

Bông rõ ràng đã phát triển và tiến hóa rất nhiều từ các sản phẩm phổ thông như Áo sơ mi và denim jeans. Sản phẩm may mặc làm từ bông Mỹ đã xuất hiện tại sàn diễn của Pier59 Studios trong New York Fashion Week bao gồm váy thêu móc kiểu san hô mềm mượt như lụa, váy xòe thanh tao ghép với kiểu hoa 3D hiện đại và áo poplin trắng biến hóa thành đồ liền thân độc đáo. Cải tiến đã biến đổi bông theo nhiều cách độc đáo.

Sau buổi trình diễn của Cuộc thi Thiết kế Thời trang Supima, tôi gặp Fern Mallis, nhà sáng lập của New York Fashion Week và nguyên giám đốc điều hành của Council of Fashion Designers of America (CFDA) để nghe cảm nghĩ của bà về những cải tiến về bông.

“Nếu bạn thông minh và sáng tạo, bạn có thể làm rất nhiều thứ với bông,” Mallis chia sẻ. “Bạn biết đấy, mọi người luôn cải tiến và tìm ra cách sử dụng bông mới. Bông là nguyên liệu mọi người muốn mặc do đó mọi nhà thiết kế đều cố gắng phát triển nhiều sản phẩm dùng bông hơn bên cạnh áo sơ mi và đồ jeans. Tôi đang thấy bông được dùng bằng nhiều cách mà tôi đã không nghĩ rằng có thể thực hiện.”

Tại buổi diễn, hàng may mặc giàu bông Mỹ bị nhầm lẫn là lụa, da lộn và hàng nhân tạo. Các nhà thiết kế thời trang nhuộm bông dưới ánh mặt trời, quấn, băm và biến bông thành nhung. Nhà thiết kế đoạt giải kết vải bông không bằng cách may truyền thống để có thể tháo sản phẩm và ghép lại thành một thiết kế khác, giống như cách mà chúng ta chơi Legos.

Nếu các cách dùng bông làm Mallis ngạc nhiên, người đã chứng kiến tất cả những thăng trầm và cải tiến trong thế giới thời trang toàn cầu trong hơn ba thập kỷ qua, thì rõ ràng những cải tiến đã len lỏi vào ngành thiết kế thời trang dùng bông.

Trưởng Ngành Thiết kế Thời trang tại Fashion Institute of Technology (FIT), Eileen Karp, chia sẻ rằng công nghệ về bông đang được phát triển với vô số phương thức khác nhau và các nhà thiết kế trẻ đang dùng bông ngay từ trong ghế nhà trường.

“Chúng tôi sử dụng nhiều bông-chúng tôi bắt đầu vào học kỳ đầu tiên và sử dụng nó cho các lớp học về tấm phủ hoặc may, rồi chúng tôi đi sâu hơn vào các kỳ nâng cao và sinh viên của chúng tôi thử nghiệm toàn thời gian với các ứng dụng bền vững và các loại thuốc nhuộm bền vững,” Karp chia sẻ.

Bà bổ sung rằng sinh viên tại Khoa Thiết Kế Thời Trang cũng hợp tác với FIT Textile Development and Marketing Department (TDM) trong các dự án cuối khóa về denim, nơi mà họ học tất cả quá trình phát triển bộ sưu tập toàn bông, bắt đầu từ việc thăm một trong 18.600 hộ nông dân trồng bông tại Mỹ.

Tạo cảm hứng cho ngành thời trang để khám phá rằng bông Mỹ có thể được dùng theo nhiều cách khác nhau, và có thể tác động đến sản phẩm mà nhãn hàng thiết kế và nhà bán lẻ bán ra, cũng như cách mà người tiêu dùng nghĩ về trang phục làm từ bông.

Lili Shi, một sinh viên đến từ Fashion Institute of Technology và là nhà thiết kế đoạt giải Cuộc thi Thiết kế Thời Trang 2018 của Supima, chia sẻ rằng cô thích làm việc với vải làm từ bông Mỹ và sẽ tiếp tục sử dụng bông Mỹ trong các bộ sưu tập của cô.

“Tôi luôn yêu thích vải tự nhiên bởi vì nó cho cảm giác tốt hơn,” Shi chia sẻ. “Nó thật sự mượt và mảnh; nó rất khác với những loại bông khác mà tôi có thể mua. Tôi cũng có thể làm nhiều thứ với nó.”

Điều tuyệt vời về vải bông là nó sẽ luôn là một loại vải làm từ nguyên liệu tự nhiên được thu hoạch từ một loại cây trồng, ngay cả khi nó mang hình thái của một sản phẩm may mặc có nhiều chức năng của hàng nhân tạo và nhiều yếu tố nghệ thuật của hàng thời trang cao cấp.

Tác giả: Jenn Sarter

Giám Đốc Marketing, Cotton Council International