Chuyển đến Nội dung

CEO CỦA SUPIMA NÓI VỀ TRUY XUẤT NGUỒN GỐC TRÊN TOÀN CHUỖI CUNG ỨNG.

Toàn Cầu

Truy Xuất Bông Trên Toàn Chuỗi Cung Ứng

Trong một chuyến đi mới đây đến Ấn Độ, nhóm chúng tôi đã đến tham quan khu Cotton Bazaar tại Delhi. Chúng tôi gần như bị thôi miên khi nhìn qua khung cửa xe hơi và thấy hàng loạt sản phẩm đa dạng và đặc sắc được bày bán dọc đường. Một trong những khu vực tạo ấn tượng mạnh nhất với chúng tôi là nơi tập trung một lượng lớn thương lái đang bán rất nhiều chủng loại chà là đến từ nhiều nguồn gốc khác nhau. Khi chúng tôi cố gắng rướn người qua cửa sổ và tìm hiểu những chữ viết được ghi trên hộp để xem những quả chà là này đến từ đâu, một người đi cùng thiếu kiên nhẫn ở hàng ghế phía sau đứng dậy và nói một cách đơn giản :”nó chỉ là một cái hộp thôi.”

Và đó là tất cả những gì bạn mong đợi, tất cả những câu hỏi về truy xuất nguồn gốc, sự minh bạch và sự xác thực được gói gọn trong vài từ ngắn gọn. “Nó chỉ là một cái hộp.” Để tôi giải thích thêm, chỉ không đến 30 giây sau, chúng tôi thấy người bán hàng bán những cái hộp có dán thông tin mà trước đó chúng tôi đã tranh cãi căng thẳng để tìm hiểu. Như vậy, trong cái hộp thực sự có gì?

Bạn biết những gì, bạn tin vào điều gì, bạn có thể chắc chắn vào cái gì, bạn có đảm bảo, bạn tin tưởng ai, sản phẩm là gì? Đây đều là những câu hỏi có ý nghĩa và rất khó trả lời trong chuỗi cung ứng dệt may. Thông thường, người tiêu dùng sẽ nhìn vào nhãn của các sản phẩm nông nghiệp, bao gồm cả bông, để xác định sản phẩm và đánh giá sản phẩm đó là gì. Theo cách truyền thống, nhãn sản phẩm luôn phụ thuộc vào chiến lược marketing (tại tất cả các giai đoạn trên chuỗi cung ứng) và dựa vào những gì mà người bán cuối cùng được chia sẻ và tin tưởng vào điều đó. Trong khi các sản phẩm thực phẩm tươi thường có chuỗi cung ứng ngắn hơn, bông và các sản phẩm xơ tự nhiên thì khác. Từ thời điểm thu hoạch đến lúc sản phẩm cuối cùng được đặt lên kệ bán lẻ, bông đã trải qua một quá trình rất dài, qua nhiều khâu trung gian và các đơn vị chế biến/sản xuất. Thông thường, người ta thường không biết địa điểm cuối cùng mà sản phẩm bông sẽ đến là ở đâu tại thời điểm bông được giao đến nhà máy kéo sợi. Dĩ nhiên là sẽ có một vài ngoại lệ, khi mà bông được sử dụng cho một chương trình, theo các yêu cầu chất lượng và nhu cầu sản phẩm đặc thù. Như vậy, điều này gây một ấn tượng sai lầm rằng sự minh bạch trong một chuỗi cung ứng mà bông được dùng để sản xuất một sản phẩm cụ thể, thường phải được đặt dưới nhiều giả định khác nhau. Một ví dụ điển hình, chúng tôi không tiết lộ danh tính bởi vì nó không liên quan đến chủ đề của bài viết, đã xảy ra gần đây tại Mỹ. Một nhà bán lẻ nhập sản phẩm từ một nhà sản xuất nước ngoài được dán nhãn thành phần nguyên liệu thông dụng. Nhưng đến khi được kiểm toán, sản phẩm không phù hợp với nhãn đi kèm với nó. Điều này trở thành một vấn đề nghiêm trọng cho các nhà bán lẻ, nhà sản xuất và nguồn gốc sản phẩm, và vấn đề này vẫn còn có tiếng vang lớn trong ngành dệt may hiện nay.

Hơn thế nữa, câu hỏi về khả năng truy xuất và sự minh bạch đang dần dần bắt đầu tạo được tiếng vang trong những buổi đàm thoại cấp cao trong cộng đồng dệt may. Những minh chứng của xu hướng này có thể được tìm thấy tại nhiều bài xuất bản và tham luận. Hai ví dụ điển hình có thể được tìm thấy trong Số báo 7 vào tháng 5 năm 2019 trong tờ báo Apparel Insider với chủ đề ‘Sustainable Cotton – Time for a rethink’ và số tháng 6/7 của báo Ecotextile với chủ đề ‘Transparency … Please Reboot, Why it’s game over for business as usual’. Điều còn thiếu ở đây là những buổi đàm thoại có quy mô lớn hơn về chủ đề sự định danh có bao gồm khả năng truy xuất và sự minh bạch. Điều này có thể đúng bởi vì nó rất khó để hoàn thành. Phải nhớ rằng, chuỗi cung ứng truyền thống phụ thuộc nhiều vào hệ thống kiểm tra giám sát để thực hiện truy xuất nguồn gốc và đảm báo tính minh bạch trong chuỗi cung ứng. Điều này mang chúng ta trở lại điểm bắt đầu của cuộc trò chuyện với năm từ đơn giản “nó chỉ là cái hộp”. Làm sao chúng ta biết được xuất xứ của sản phẩm và biết những gì về tính xác thực của sản phẩm đó?

Có một vài giải pháp đã được đưa ra trên thị trường, và dĩ nhiên sẽ còn nhiều giải pháp hơn nữa sẽ được phát triển, để giải quyết vấn đề này và cung cấp sự minh bạch cần thiết trong chuỗi cung ứng dệt may. Những giải pháp này rất đa dạng, bao gồm các hệ thống/công nghệ như đánh dấu, theo dõi, nhãn dán, RFID, chứng nhận giao dịch điện tử, đơn vị đánh giá độc lập và dữ liệu lớn với các nền tảng Blockchain và Holochain.

Supima là một tổ chức đã liên tục nghiên cứu và tìm hiểu hơn một thập kỷ để tìm ra giải pháp định danh cho bông Supima. Với bất kỳ nền tảng công nghệ gì, việc xác định được tính xác thực của sản phẩm thường sẽ phụ thuộc vào lòng tin. Trong khi hầu hết các chuỗi cung ứng đều cam kết về tính xác thực của sản phẩm mà họ cung cấp, những hệ thống này vẫn chưa hoàn hảo và không thực sự chắc chắn. Khi mà sự xác thực và trách nhiệm không được làm rõ, khả năng bị thay thế là vô cùng lớn.

Chúng ta đều nhận thức được cách thức mà chuỗi cung ứng dệt may hoạt động cùng với những thách thức phát sinh khi áp lực về giá trở nên quá lớn đối với các đơn vị tham gia. Khi công ty tìm cách sống sót trong bất ổn kinh tế, sự sáng tạo trong hoạt động và sản xuất gia tăng. Nếu không có khả năng xác định được nguồn gốc của nguyên liệu trong sản phẩm, điều này làm tăng khả năng bị thay thế hay làm nhái. Những nỗ lực giúp quản lý sự xác thực của sản phẩm đang được gia tăng đầu tư, tuy nhiên những công cụ hiện tại chưa đưa ra được một câu trả lời thích đáng về xác minh nguồn gốc.

Qua việc vận dụng khoa học điều tra, chúng ta có một phương pháp giải quyết vấn đề về nguồn gốc và để tạo sự minh bạch xuyên suốt hoặc tại bất kỳ điểm nào của chuỗi cung ứng nhằm định danh sản phẩm. Mặc dù điều này mới trong ngành bông và dệt may, khoa học điều tra đã được sử dụng trong việc xác định nguồn gốc cho nhiều sản phẩm khác. Supima đã và đang làm việc với Oritain, một công ty về khoa học điều tra từ New Zealand giúp phát triển phương pháp khoa học này và ứng dụng nó vào bông. Khi khu vực trồng bông Supima đã được xác định, Supima đã hỗ trợ việc phát triển cơ sở dữ liệu nền tảng cho toàn bộ bông Supima nhằm giúp đối tác của Supima có thể tận dụng được nền tảng này nhằm kiểm tra và cung cấp thông tin định dạng nguồn gốc chính xác cho sản phẩm mà họ sản xuất với bông Supima.

Nói một cách đơn giản, phương pháp sử dụng khoa học điều tra của Oritain cho bông Supima sử dụng các nguyên tố tự nhiên đặc trưng có hiện hữu tại khu vực trồng bông. Bao gồm những nguyên tố có ảnh hưởng đến bông trong suốt quá trình trồng trọt, từ đất, nước, và môi trường trồng bông. Với khả năng phân tích các yếu tố truy xuất ở cấp độ rất chi tiết, khả năng của nền tảng này không chỉ giúp phân biệt bông được trồng tại các khu vực địa lý cách xa nhau như giữa các quốc gia mà còn có thể phân biệt được bông được trồng giữa các vùng địa lý gần nhau hơn như ở mức tiểu vùng. Điều này có thể được thể hiện thông qua một chương trình với Kering Group, họ dùng bông Supima hữu cơ từ một nông trại tại Mỹ và công nghệ này không chỉ có thể phân biệt bông từ nông trại này với bông từ các nước khác mà còn có thể phân biệt bông ở đây với bông từ những vùng xung quanh. Với việc áp dụng công nghệ này, Supima và Oritain đã có thể sử dụng những nguyên tố tự nhiên một cách hiệu quả để lần đầu tiên cung cấp một giải pháp giải quyết vấn đề xác định nguồn gốc trong ngành bông.

Tác giả

Marc Lewkowitz
Chủ tịch & CEO
Supima

Marc Lewkowitz là Chủ tịch và CEO của Supima, một tổ chức xúc tiến thương mại phi lợi nhuận đại diện cho nông dân trồng bông Pima Mỹ và ngành công nghiệp dùng loại nguyên liệu độc đáo và quý hiếm này.

Tìm hiểu Thêm