MEMPHIS, TENN. – (16/7/2020) – Một khảo sát toàn cầu mới đây cho thấy 54 phần trăm lãnh đạo về bền vững ở các nhãn hàng may mặc nói rằng họ đã thấy nhu cầu của khách hàng về phương thức sản xuất và sản phẩm thân thiện với môi trường ngày càng tăng kể từ giai đoạn đầu của đại dịch COVID-19, nhưng 59 phần trăm nói rằng họ tin khách hàng của họ vẫn sẽ quan tâm đến giá khi đưa ra lựa chọn mua hàng.
Bộ Quy tắc Kiểm soát Bông Mỹ đã tiến hành cuộc khảo sát này để hiểu rõ hơn các chương trình phát triển bền vững tại nhãn hàng và nhà bán lẻ đã thay đổi như thế nào sau dịch COVID.
Kết quả khảo sát cho thấy 43% phản hồi tin rằng COVID-19 đã có tác động tích cực đến các nỗ lực phát triển bền vững trong giai đoạn này, trong khi 40% cho rằng đại dịch COVID-19 có tác động tiêu cực. Tương tự, họ tin rằng khách hàng của họ cũng đang gặp phải tình huống khó xử giữa chi phí tiêu dùng và ưu tiên về bảo vệ môi trường – khi được hỏi về những ưu tiên họ nghĩ rằng sẽ có tác động đến quyết định mua hàng của khách hàng trong năm tới, hai yếu tố quan trọng nhất được ghi nhận là “Có giá tốt nhất” và “Nhãn hàng và nhà bán lẻ có chiến lược phù hợp với giá trị bản thân.”
“Rõ ràng là COVID-19 đã tạo ra nhiều thách thức về kinh tế trong chuỗi cung ứng, nhưng khảo sát này chỉ ra rằng công ty và khách hàng của họ vẫn quan tâm đến phát triển bền vững,” Tiến sĩ Gary Adams, Chủ tịch của Bộ Quy tắc Kiểm soát Bông Mỹ chia sẻ.
“Khi nhiều quốc gia đang phục hồi, các chương trình như Bộ Quy tắc sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết để nhãn hàng có thể dùng dữ liệu phù hợp để chứng minh rằng họ đạt được các mục tiêu mang tính khoa học,” Tiến sĩ Adams chia sẻ.
Tiếng nói của khách hàng về phát triển bền vững
Năm mươi bốn phần trăm phản hồi cho rằng khách hàng của họ có nhu cầu “cao hơn nhiều” và “cao hơn” về sản phẩm và phương thức sản xuất thân thiện với môi trường kể từ đầu của đại dịch, và 42% cho rằng khách hàng sẽ có nhiều tiếng nói hơn về nhu cầu này. Hầu như một nửa phản hồi tin rằng khách hàng của họ sẽ quy trách nhiệm cho họ về những động thái về môi trường – gần một nửa (48%) phản hồi cho rằng khách hàng sẽ thay đổi nhãn hàng nếu họ không đáp ứng được các cam kết về phát triển bền vững.
Tiếp tục tập trung vào phát triển bền vững trong chuỗi cung ứng
Trong khi vài phản hồi (9%) hoãn tất cả các chương trình bền vững do COVID-19, hầu hết các nhãn hàng và nhà bán lẻ vẫn tiếp tục tập trung vào nỗ lực về phát triển bền vững trong sản xuất (25%), thu mua nguyên liệu (25%) hoặc truy xuất nguồn gốc (11%).
Các nhãn hàng Châu Âu tiếp tục đầu tư vào phát triển bền vững, mặc dù dịch COVID-19
COVID-19 có tác động rất khác nhau lên khoản đầu tư về phát triển bền vững của từng thị trường – các công ty ở Bắc Mỹ đầu tư ít nhất, với 26% phản hồi cho rằng COVID-19 có tác động tích cực đến đầu tư về bền vững của công ty họ. Trong khi ở Châu Âu, sáu trong mười (63%) phản hồi chia sẻ rằng đại dịch có tác động tích cực đến cam kết về phát triển bền vững của công ty họ, và tại Châu Á, 46% phản hồi cho rằng họ sẽ tăng mức đầu tư chủ động vào các chương trình phát triển bền vững. Khi mà các chương trình phát triển bền vững tại Châu Âu và Châu Á nhận được tác động tích cực hơn từ COVID-19, các yếu tố địa phương tại từng thị trường có thể chi phối nhiều hơn đến tương lai của các chương trình phát triển bền vững hơn là các yếu tố có phạm vi toàn cầu.
Nhiều công ty đang tìm cách giữ vững các chương trình phát triển bền vững trong đại dịch – như là tập trung vào việc tổ chức các chương trình với sự hỗ trợ từ các đối tác bên ngoài (62%) cho đến khi họ có thể tiếp tục đầu tư vào các cải tiến mới và quan trọng hơn. Trong lúc đó, họ vẫn tiếp tục tập trung vào minh bạch hóa các báo cáo về tác động môi trường (59%); nâng cao tính bền vững của nguồn nguyên liệu (63%); và liên kết các tiêu chuẩn hoặc quy tắc phát triển bền vững với các chương trình hiện có của họ (59%).
Phương Pháp Khảo Sát
Bộ Quy tắc Kiểm soát Bông Mỹ tài trợ cho cuộc khảo sát trực tuyến, gửi đi từ 21/6 đến 5/7 năm 2020, đến 138 chuyên gia cấp cao có liên quan hoặc chịu trách nhiệm chính về các quyết định liên quan đến phát triển bền vững của công ty họ tại tám thị trường trên toàn thế giới.
Người tham gia khảo sát được tuyển chọn bằng cách kết hợp thông tin từ Sourcing Journal và các đối tác hàng đầu trong ngành.
Người tham gia khảo sát từ Bắc Mỹ, Châu Âu và Châu Á đại diện hoàn hảo cho thị trường trong nghiên cứu này. Kết quả khảo sát thể hiện kinh nghiệm đa dạng trong toàn ngành dệt may: hàng gia dụng, da giày, phụ kiện, vải và may mặc.
Giới thiệu về Bộ Quy tắc Kiểm soát Bông Mỹ
Trong thời điểm mà chuỗi cung ứng đang được giám sát kỹ lưỡng và nhu cầu về sự minh bạch đang tăng cao, Bộ Quy tắc Kiểm soát bông Mỹ sẽ tạo ra một tiêu chuẩn về sản xuất bông bền vững hơn. Nó giúp áp dụng các mục tiêu định tính, định lượng, và phương pháp đo lường đến việc thực hành sản xuất bông bền vững và giúp thúc đẩy cải tiến liên tục ở các chỉ số đo lường về bền vững.
Bộ Quy tắc xây dựng nền tảng và chứng minh vai trò dẫn đầu về bền vững của bông Mỹ với quá trình thu thập dữ liệu phức tạp và xác minh của bên thứ ba. Bộ Quy tắc cung cấp cho nhãn hàng và nhà bán lẻ thành viên dữ liệu cần thiết như là minh chứng thiết yếu giúp cho họ có thể chứng minh rằng nguyên liệu trong chuỗi cung ứng của họ là bền vững hơn, không phải chịu rủi ro về môi trường và xã hội. Nhãn hàng và nhà bán lẻ sử dụng bông Mỹ có thể tiếp cận với các bằng chứng về bền vững được xác minh bằng công cụ dữ liệu Field to Market: The Alliance for Sustainable Agriculture, được đo lường thông qua Field Calculator và xác minh bởi Control Union Certifications.
Bộ Quy tắc Kiểm soát Bông Mỹ được giám sát bởi Ban Giám đốc nhiều thành viên, bao gồm đại diện từ nhãn hàng và nhà bán lẻ, tổ chức xã hội và các chuyên gia độc lập về phát triển bền vững cũng như ngành bông, bao gồm nông dân, nhà cán bông, thương lái, nhà bán sỉ và hợp tác xã, nhà máy và đơn vị xử lý hạt bông.
Liên hệ truyền thông: Avra Lorrimer, Avra.Lorrimer@hkstrategies.com; +1 347-685-5745
Tìm hiểu thêm thông tin tại:
TrustUSCotton.org
Theo dõi chúng tôi tại:
https://twitter.com/trustuscot...
https://www.facebook.com/trust...
https://www.instagram.com/trus... https://www.linkedin.com/compa...