Chuyển đến Nội dung

MỘT CHUYÊN GIA CHỈ RA TẠI SAO BÔNG LÀ MỘT LỰA CHỌN ƯU VIỆT

Mua Nguyên Liệu Tự Nhiên Đưa Nhà Quản Lý Chuỗi Cung Ứng Vào Vòng Tròn Phát Triển.

Lựa chọn nguyên liệu và sự sẵn có của nguyên liệu được liệt kê trong tám yếu tố cần cân nhắc hàng đầu trong “vòng tròn phát triển” của phương pháp bảng điểm cân bằng BSC trong mua hàng dành cho nhà quản lý chuỗi cung ứng dệt may https://www.just-style.com/analysis/how-to-build-a-balanced-apparel-sourcing-strategy_id134268.aspx). Mặc dù có tầm quan trọng như thế, nhưng nhiều khía cạnh trong lúc lựa chọn và mua nguyên liệu lại không được hiểu thấu triệt trong chuỗi cung ứng. 

Bông là nguyên liệu tự nhiên được sử dụng và được ưa chuộng nhất. Trong 94 triệu tấn xơ được sản xuất trong năm 2017, 34 triệu tấn là xơ tự nhiên. Bông chiếm 24 triệu tấn, trong khi len chỉ có 1,1 triệu tấn. Những nguyên liệu tự nhiên khác gồm có sợi đay, xơ dừa, chuối, dây gai, gòn, lông lạc đà, lụa, lông dê và sợi sisal, cùng với mười sản phẩm tự nhiên khác có giá trị thương mại (www.dnfi.org). 

Qua nhiều thế kỷ, tỷ lệ sử dụng xơ tự nhiên đã thay đổi đáng kể. Tính đến thế kỷ thứ 18, chỉ có các loại xơ tự nhiên là hiện hữu, với len và lanh chiếm tỷ lệ đến hơn 90% vào những năm đầu 1700. Khi bước sang thế kỷ thứ 19, xơ tự nhiên vẫn chiếm vị thế chủ đạo, nhưng bông đã chiếm đến khoảng 75% và tỷ lệ đó được giữ vững đến Chiến tranh thế giới thứ 2. Cải tiến công nghệ và phát triển kinh tế sau chiến tranh đã thúc đẩy sự phát triển của nguyên liệu nhân tạo, đặc biệt là các sản phẩm xơ có nguồn gốc từ dầu thô. Hiện nay, nguyên liệu nhân tạo chiếm tỷ trọng 65% so với 35% của các loại nguyên liệu tự nhiên, trong đó bông vẫn chiếm tỷ trọng 70%. Một số chuyên gia dự kiến rằng xu hướng này vẫn sẽ tiếp diễn (https://www.woodmac.com/research/products/chemicals-polymers-fibres/fibres/synthetic-fibres/).  Tuy nhiên, có một số lý do để nghi ngờ rằng xu hướng tương quan này giữa xơ tự nhiên và nhân tạo đã đạt đến đỉnh và sẽ đảo chiều.

Một số yếu tố cần cân nhắc về đặc tính xơ:

Xơ tự nhiên, bao gồm bông, tạo việc làm cho khoảng 250 triệu người trên toàn thế giới, từ nông nghiệp đến các công đoạn xử lý khác trong chuỗi cung ứng. Do chi phí xã hội phát sinh do chuyển từ xơ tự nhiên sang nhân tạo sẽ được đánh giá kỹ hơn bởi các nhãn hàng hàng đầu và người tiêu dùng, xu hướng chuyển sang xơ nhân tạo, dùng ít nhân lực hơn, có thể sẽ chậm lại. Tất cả những công ty này đang tạo những bước đột phá mà chúng ta, người tiêu dùng, cho rằng có khả thi. Họ đang tái định nghĩa từng bước trong hành trình của người tiêu dùng, từ mua sắm đến sử dụng và chia sẻ. Tất cả những thảy đổi này tạo cho tôi, một nhà thiết kế, nhiều cảm hứng. Khi chúng ta kết hợp khoa học – về hóa học, dữ liệu lớn, hay thiết kế, với thông tin từ người tiêu dùng, chúng ta sẽ tạo được bước tiến thời trang. Trong một vài trường hợp, nó có thể là một bộ khung được ưa chuộng, hoặc có thể là tương lai của vải. Tất cả chúng là công nghệ thời trang. Và tất cả những thay đổi này đang diễn ra tại thời điểm này.

Bên cạnh chi phí xã hội của việc chuyển dịch từ xơ tự nhiên, chi phí môi trường của các loại xơ nhân tạo cũng rất cao. Xơ nhân tạo được sản xuất từ các nguồn tài nguyên không tái chế được, như là dầu mỏ và than đá, trong khi các loại xơ bông tự nhiên có thể tái chế nhanh chóng và tự cân bằng carbon khi các vật liệu của cây hấp thụ thay vì thải ra CO2. Một ví dụ của chi phí môi trường cao khi dùng xơ nhân tạo là Trung Quốc, từ một quốc gia sản xuất nguyên liệu nhân tạo nhỏ trở thành một nhà sản xuất xơ nhân tạo lớn nhất thế giới sau hơn bốn thập kỷ. Sản xuất xơ nhân tạo tại Trung Quốc dẫn đến ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, dẫn đến việc nhà máy phải đóng cửa và di chuyển sang những nơi khác (https://www.npr.org/sections/parallels/2017/10/23/559009961/china-shuts-down-tens-of-thousands-of-factories-in-unprecedented-pollution-crack).

Ô nhiễm xơ siêu nhỏ trên đất liền, dưới sông hồ và biển ngày càng bị xem là nguy cơ đối với ngành sản xuất sản phẩm nhân tạo vì những tác hại tiềm ẩn đến sức khỏe con người và động vật trên toàn thế giới (https://www.theguardian.com/environment/2016/jun/20/microfibers-plastic-pollution-oceans-patagonia-synthetic-clothes-microbeadshttps://www.vox.com/the-goods/2018/9/19/17800654/clothes-plastic-pollution-polyester-washing-machine).

Bông và các loại xơ tự nhiên khác rất dễ phân hủy trong môi trường đất và nước, và được xem như một giải pháp cho tình trạng khủng hoảng ngày nay – “Một hành động thiết thực để giảm ô nhiễm xơ nhân tạo vi mô là tối đa hóa việc sử dụng xơ tự nhiên trong các sản phẩm dệt may toàn cầu do có nhiều minh chứng cho rằng xơ tự nhiên phân hủy nhanh và không tích trữ trong môi trường tự nhiên giống các sản phẩm xơ nhân tạo như là polyester và nylon” (Ô nhiễm nhựa vi mô từ ngành dệt may: cơ sở lý luận http://www.hioa.no/content/download/144803/4071096/file/OR1%20-%20Microplastic%20pollution%20from%20textiles%20-%20A%20literature%20review.pdf  ; (https://www.cottonworks.com/topics/sustainability/cotton-sustainability/biodegradability-of-cotton/?highlight=microfiber%20pollution).

Mặc dù polyester và những xơ nhân tạo khác đã giúp bổ sung nhiều tính năng cho sản phẩm, nhưng bông, len và lụa vẫn được người tiêu dùng toàn cầu đánh giá rất cao, trong khi các sản phẩm nhân tạo lại bị người tiêu dùng né tránh (https://lifestylemonitor.cottoninc.com/consumer-perspectives-on-green-apparel/). Người tiêu dùng không luôn hành động theo sở thích, nhưng nhãn hàng và nhà bán lẻ nên ghi nhớ điều này khi triển khai các hoạt động marketing. Với sự ưa chuộng nhiệt tình của người tiêu dùng đối với sản phẩm tự nhiên, sự dịch chuyển hành vi mua hàng may mặc và gia dụng làm từ các nguyên liệu tự nhiên sẽ rất mãnh liệt nếu chi phí toàn vòng đời của sản phẩm nhân tạo trở nên minh bạch hơn.

Cải tiến ở bông và các nguyên liệu tự nhiên khác trên toàn chuỗi cung ứng đang diễn ra mạnh mẽ, giúp tăng năng suất, giảm chi phí, tăng tính năng, thân thiện với môi trường, và phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng. Đối với người nông dân, công nghệ hạt, GPS, máy tính hóa, cơ giới hóa (https://www.youtube.com/watch?list=PLF3KnHk5z28AqGgvS3e_TNouC58bJbeLg&v=I8ndGG6bfsM) đang giúp tăng năng suất. Trong kéo sợi, dệt vải và sản xuất hàng may mặc (https://cottonusa.org/for-mills  ;  https://cottonusa.org/innovationhttps://thefabricofourlives.com/)  công nghệ đang giúp tăng tốc độ sản xuất, năng suất, và chất lượng trong khi giảm tác động đến môi trường. Bông Mỹ đang dẫn đầu trong việc phát triển những công nghệ này qua việc huy động nguồn lực và xúc tiến những nỗ lực nội tại trong ngành (https://cottonusa.org/news/2018/cotton-is-proving-that-a-traditional-fiber-can-be-an-innovation-leaderhttps://www.cottonworks.com/topics/ ; https://cottontoday.cottoninc....)

Nếu lựa chọn nguyên liệu và sự sẵn có của nguyên liệu là những yếu tố then chốt trong sự thành công của vòng tròn phát triển của ngành dệt may và hàng gia dụng, thì xơ tự nhiên, đặc biệt là bông, sẽ đóng vai trò lớn trong vòng tròn đó. COTTON USA sẵn sàng hợp tác với tất cả đối tác trong chuỗi cung ứng để hỗ trợ họ lựa chọn đúng trong ngắn, trung và dài hạn (www.cottonusa.org).